Kinh tế Nhật Bản
Kinh tế Nhật Bản

Kinh tế Nhật Bản

Kinh tế Nhật Bản là một nền kinh tế thị trường phát triển. Năm 2016, quy mô nền kinh tế này theo thước đo GDP danh nghĩa lớn hàng thứ ba trên thế giới sau MỹTrung Quốc, còn theo thước đo GDP ngang giá sức mua thì lớn thứ tư sau Mỹ, Trung QuốcẤn Độ.[14]Trải qua nhiều biến động trong suốt lịch sử, cuối cùng, kinh tế Nhật Bản đã và đang tăng trưởng, nhưng cũng nảy sinh không ít vấn đề. Vào thế kỉ 16 - 17, kinh tế Nhật Bản chủ yếu là nông nghiệp trồng lúa nước và đánh bắt cá. Công nghiệp bắt đầu phát triển sau cuộc Cải cách Minh Trị vào giữa thế kỉ 19 (năm 1868). Bước sang thế kỉ 20, ngành công nghiệp của Nhật Bản đã phát triển rõ rệt. Trong suốt đầu thế kỉ 20, các ngành công nghiệp được ưa chuộng và phát triển nhất là sắt thép, đóng tàu, chế tạo vũ khí, sản xuất xe cộ. Do nhu cầu tài nguyên để phục vụ các ngành này, quân đội Nhật Bản bắt đầu bành trướng và xâm chiếm nước ngoài. Trong số những vùng mà Nhật chiếm được, đáng chú ý nhất là Mãn Châu Lý của Trung Quốc và Triều Tiên.Trong thế chiến 2, mặc dù ưu thế ban đầu nghiêng về Nhật Bản. Tuy nhiên, đến năm 1945, nước này nằm trong tầm ném bom của đối phương. Máy bay ném bom của quân Đồng minh đã tàn phá nhiều thành phố. Đáng chú ý nhất là vụ ném bom nguyên tử HiroshimaNagasaki đã gây ra sức tàn phá lớn trên quy mô rộng.Sau chiến tranh, các thành phố và nhà máy bắt đầu tái thiết lại, nhưng khá chậm do thiếu vốn. Vận mệnh của Nhật thay đổi sau khi Chiến tranh Triều Tiên nổ ra vào năm 1950. Mỹ muốn Nhật sản xuất vũ khí để cung cấp cho lực lượng Mỹ ở Nam Triều Tiên. Sản lượng công nghiệp, đặc biệt trong các lĩnh vực như sắt thép và đóng tàu, tăng nhanh chóng. Nhờ nguồn tài chính từ các đơn hàng của Mỹ và quyết tâm khôi phục lại đất nước, đến khi Chiến tranh Triều Tiên kết thúc vào năm 1953, nhiều nhà máy mới đã được xây dựng. Sau sự bùng nổ kinh tế, các hãng điện tử hàng đầu thế giới đã xuất hiện như Sony, Panasonic, Toshiba hay Honda.Nền kinh tế của Nhật Bản phát triển nhanh chóng trong thập niên 1960-1970, nhưng đến năm 1990 thì lâm vào suy thoái. Trong những năm gần đây, rất nhiều công ty bị phá sản - hơn 17.000 công ty. Đây cũng là điều dẫn đến tỉ lệ thất nghiệp tăng. So với các nước phương Tây thì tỉ lệ thất nghiệp của Nhật ít hơn nhiều, nhưng nếu xét theo tiêu chuẩn Nhật Bản thì con số đó lại cao - 5,2% vào năm 2003. Trong số những người bị thất nghiệp, rất nhiều người đã phải ngủ ngoài đường vì không có nhà, hay thậm chí là tự tử. Trước tình hình đó, Nhật Bản đang cố khắc phục để xây dựng lại nền kinh tế tốt hơn.

Kinh tế Nhật Bản

Chi 1.885 nghìn tỉ US$ (tính đến 2017)[3]
Xếp hạng GDP
FDI
  • 252.9 tỉ US$ (tính đến 31 tháng 12 năm 2017)[3]
  • Nước ngoài: 1.547 nghìn tỉ US$ (tính đến 31 tháng 12 năm 2017)[3]
Chỉ số phát triển con người
Nợ công 237.6% GDP (tính đến 2017)[3]
Tổng nợ nước ngoài 3.408 nghìn tỉ US$ (31 tháng 3 năm 2017)[11]
Đối tác NK
GDP
  • 5.154 nghìn tỉ US$ (danh nghĩa, dự báo 2019)[2]
  • 5.747 nghìn tỉ US$ (PPP, dự báo 2019)[2]
Tài khoản vãng lai 196.1 tỉ US$ (tính đến 2017)[3]
Tỷ lệ nghèo 16.1% (tính đến 2013)[3]
Tiền tệ Yên Nhật (JPY, ¥)
Đối tác XK
Lạm phát (CPI) 0.979% (2018)[2]
Mặt hàng NK
  • dầu mỏ 16.1%
  • khí ga hóa lỏng 9.1%
  • quần áo 3.8%
  • linh kiện bán dẫn 3.3%
  • than 2.4%
  • dụng cụ âm thanh và vô tuyến 1.4%
GDP theo thành phần
  • Chi tiêu hộ gia đình: 55.5%
  • Chi tiêu chính phủ: 19.6%
  • Đầu tư vốn cố định: 24%
  • Đầu tư vào hàng tồn kho: 0%
  • Xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ: 17.7%
  • Nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ: −16.8%
  • (tính đến 2017)[3]
Thu 1.714 nghìn tỉ US$ (tính đến 2017)[3]
Dân số 126,529,100 (2018)[1]
Thất nghiệp
  • 2.2% (Tháng 8 năm 2019)[6]
  • 1.57 triệu người thất nghiệp (Tháng 8 năm 2019)[6]
Hệ số Gini 37.9 trung bình (2011)[3]
Xếp hạng thuận lợi kinh doanh 39th (rất thuận lợi, 2019)[8]
Xuất khẩu 697.2 tỉ US$ (2017)[9]
Năm tài chính 1 tháng 4 – 31 tháng 3
Lực lượng lao động
  • 69.08 triệu (Tháng 8 năm 2019)[6]
  • 60.9% tỷ lệ có việc (Tháng 8 năm 2019)[6]
GDP theo lĩnh vực
Cơ cấu lao động theo nghề
Tổ chức kinh tế APEC, WTO, CPTPP, OECD, G20, G7 và một vài tổ chức khác
Viện trợ đóng góp: ODA, 10.37 tỉ US$ (2016)[12]
Mặt hàng XK
  • ô tô 14.9%
  • sắt thép 5.4%
  • linh kiện bán dẫn 5%
  • phụ tùng ô tô xe máy 4.8%
  • máy phát điện 3.5%
  • nhựa 3.3%
Tăng trưởng GDP
  • 0.6% (2016) 1.9% (2017)
  • 0.8% (2018) 0.9% (dự báo 2019)[2]
Dự trữ ngoại hối 1.322 nghìn tỉ US$ (Tháng 6 năm 2019)[13]
GDP đầu người
  • 40,847 US$ (danh nghĩa, tính đến 2019)[2]
  • 45,546 US$ (PPP, tính đến 2019)[2]
Các ngành chính
Nhập khẩu 670.97 tỉ US$ (2017)[9]

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Kinh tế Nhật Bản http://edition.cnn.com/2011/BUSINESS/02/13/japan.e... http://www.tuanvietnam.com/cong-nghiep-keihin-nhat... http://www.zuljan.info/articles/0302wwiigdp.html http://www.mof.go.jp/english/international_policy/... http://www.mof.go.jp/english/international_policy/... http://www.stat.go.jp/english/data/roudou/results/... http://www.doingbusiness.org/data/ExploreEconomies... http://www.oecd.org/dac/development-aid-rises-agai... http://hdr.undp.org/en/2018-update http://hdr.undp.org/en/composite/IHDI